Khám phá sự thật về lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Theo truyền thống dân gian từ hàng ngàn năm từ nay cứ gần kề ngày hai mươi ba tháng chạp là người dân lại hối hả chuẩn bị lễ vật cúng tế để tiễn ông công ông táo về trời.  Báo cáo lại với Ngọc hoàng  những chuyện tốt xấu mà gia chủ đã làm ở trần gian trong một  năm vừa qua. Từ đó xin cho gia đình mình một năm mới an khang thịnh vượng xua tan những điều xui xẻo.  Đây là tập tục truyền thống tốt đẹp của các nước á đông như trung quốc, hồng kong, đài loan, singapo…và cả việt nam. Tuy nhiên trong số chúng ta sẽ có nhiều người thắc mắc  (có nhiều người hỏi chúng tôi với câu hỏi quen thuộc như sau):

1.Ngài táo quân là ai ?

2. Nguồn gốc xuất xứ ?

3. Sự khác biệt táo quân giữ nước ta và người bạn láng giềng Trung quốc là gi?

4.Đặc biệt tại vì sao lại phải cúng ông táo vào ngày 23 tháng chạp ?

Đầu tiên ta phải biết Táo Quân là ai ? Và  nguồn gốc Táo Quân giữ Việt Nam với Trung Quốc có gì khác nhau. ?

Ở Trung Quốc thì có ít nhất là 40 truyền thuyết về nguồn gốc của táo quân. Nhưng truyền thuyết mà được phổng biến nhất là: Dân gian có người đàn ông tên là Trương Tào Vương lấy được người vợ là Quách Đinh Hương vô cùng tần tảo, giỏi giang. Nhưng không lâu sau người chồng thay lòng đổi dạ, dan díu với người phụ nữ khác. Để mặc cho Vợ ra đi hai bàn tay trắng trở về bố mẹ ruột. Sau đó Người chồng rơi vào cảnh suy sụp nghèo túng lại còn mù lòa nên phải tha hương xin ăn sống qua ngày.

Khi người vợ bắt gặp người chồng trong hoàn cảnh vậy thì vô cùng đau lòng. Nên đã làm cho người chồng cũ một bát mì mà xưa anh chàng vô cùng thích. Anh chồng ăn xong rất sững sờ, lại rất giống món ăn mà người vợ xưa đã làm cho anh , bèn khóc nức nở. Đến khi chị vợ gọi anh mở mắt ra. Thì mắt bỗ nhiên sáng trở lại, Khi nhìn thấy vợ cũ lòng anh chồng cảm thấy vô cùng khổ thẹn bèn chạy trốn, nào ngờ lại chạy tọt vào bếp lò nên bị cháy chết. Người vợ thương xót chồng nên đã lập bàn thờ tại nơi bếp lò là nơi chồng mất mạng mà thờ cúng. Tục thờ Táo Quân từ đó mà thành.

 

Nhưng nếu táo quan mà đúng như trên truyền thuyết trên thì người chồng không đáng để cho người đời thờ cúng. Nên nhiều tác giả Trung Quốc đã cho rằng Táo Quân có nhiều tên khác nhau ứng với nhiều nhân vật khác nhau Như Thần nông. Hay Hoàng đế – là ng đầu tiên xây dựng bếp lò. Ngoài ra người ta còn phân biệt Táo Quân ở phương Đông mặt xám, ở phương Nam mặt đỏ, ở phương Tây mặt trắng, ở phương Bắc mặt đen, và ở trung tâm mặt vàng. Có người còn cho rằng có rất nhiều Táo Quân, ứng với từng thành viên trong gia đình.

Đấy là bên Trung Quốc còn ở Việt Nam theo tín ngưỡng dân gian thì Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau: Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau.

Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin. Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng. Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo. Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng đế. Thượng đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc những mỗi người giữ 1 việc:

  • Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân
  • Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần
  • Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.

Đối theo truyền thuyết dân gian ta thấy hai dân tộc đều có chung niềm tín ngưỡng Táo Quân, coi như đây là vị thần bảo hộ cho gia đình. Các phong tục cúng bái cũng rơi vào ngày cuối năm, tức 23 tháng Chạp, với niềm hy vọng ngài sẽ báo cáo cho Ngọc Hoàng biết những điều tốt đẹp về gia chủ, nhờ đó hưởng thêm nhiều phúc thọ. Có thể nói rằng sự giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc đã đem lại sự tương đồng về tín ngưỡng này.

Nhưng đấy chỉ là sự tương đồng còn Trung Quốc và việt nam vẫn có các nết văn hóa khác nhau như

VIỆT NAM :

Ảnh hưởng tín ngưỡng thờ TRỜI, tin tưởng người và thần linh có thể giao cảm với nhau.

  • Có khoảng vài ba dị thoại (tức là huyền thoại ít bị cải biến)
  • Bộ Tam: Hai ông một bà (ngụ ý: chế độ mẫu hệ, nguyên tắc cấu tạo bếp lò)
  • Có từ thời rất xa xưa, phỏng định vào lúc người VN biết sống định cư nông nghiệp, theo chế độ mẫu hệ, biết sử dụng lửa nấu nướng ẩm thực.
  • Giải thích nguyên tắc cấu tạo bếp lò – Nhắc lại về lửa (bắt nguồn cho nền văn minh nhân loại) – Thể hiện óc thông minh sáng tạo của tổ tiên người Việt (chế tạo bếp lò, sử dụng lửa, đời sống nông nghiệp, săn bắn).
  • Tên gọi: ông Táo, Vua Bếp, Táo Quân, ông Công, Thần Bếp, Đông Thần (Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân), Đông Trù…

TRUNG QUỐC:

  • Ảnh hưởng Đạo giáo (sản phẩm tưởng tượng của Lý Thiếu Quân) – Ảnh hưởng Phật giáo (luật nhân quả báo ứng đối với Trương Táo Vương.)
  • Có trên 40 dị thoại, phổ biến nhất là Trương Táo Vương và Quách Đinh Hương.
  • Một người (của Đạo giáo) hoặc hai người (vợ chồng Trương-Quách)
  • Có từ đời Hán (206 tcn- 220cn), thoạt đầu phổ biến trong giới Luyện Đan (alchemy) trong Lễ Tế Lò. Về sau (khoảng Đường, Tống phổ biến đại chúng thành thần bảo hộ gia đình).
  • Không giải thích nguyên tắc cấu tạo bếp lò – Nhắc lại về lửa – giải thích tên gọi của cái cào than (Trương Lang Túc) – Dấu vết ảnh hưởng của tôn giáo (Lão, Phật)
  • Tên gọi: Táo Quân, Táo Vương, Tư Mệnh Phủ Quân, Táo Thần, Viêm Đế, Hoàng Đế, Trọng Lê, Ngô Hồi, Tô Cát Lơi, Thần Tử Quách, Trương Đan, Nhưỡng Tử, Định Phúc Tài Thần…

Vì sao phải Thờ cúng ông táo cũng là câu hỏi chắc hẳn ai cũng từng 1 lần thắc mắc.

Chung quy lại nhiệm vụ chính của Táo Quân như đã nói là giữ gìn bảo hộ sinh mạng cho từng thành viên gia chủ cho nên Táo Quân còn được gọi là Tư Mệnh Phủ Quân giống câu ‘Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân’. Mỗi người trong một năm sẽ giàu hay nghèo, thọ hay yểu là tùy thuộc vào báo cáo của Táo Quân với Ngọc hoàng định đoạt họa phúc. Báo cáo này được đưa về trời vào ngày mồng một và ngày rằm mỗi tháng. Nhưng hầu hết Người Trung quốc thường tin tưởng rằng ngày Táo quân về trời báo cáo với Ngọc hoàng rơi vào ngày 23, 24, hoặc 26 tháng Chạp. Ngày ông Táo từ trời quay trở về gia chủ là ngày 30 tháng chạp hoặc trễ hơn một chút. Với người Việt nam chúng ta thì thường tin tưởng ngày 23 tháng chạp Táo quân về trời báo cáo với Ngọc hoàng và ngày ông Táo từ trời quay trở về gia chủ là thời điểm giao thừa đón năm mới.

 Vậy thì mâm cỗ để cúng tiễn ông táo lên chầu trời  ở việt nam theo 3 miền thì gồm nhưng gì ?

Lễ đưa tiễn ông Táo được gọi là lễ Tống Táo. Gia chủ đốt hình Táo cũ, đốt pháo để thêm long trọng và hoan hỉ, bánh trái trà rượu được bày thiết tỏ lòng thành. Chiều ba mươi tết, người ta làm lễ Tiếp Táo hay còn gọi là Nghênh Táo, đón vị Táo mới cho gia chủ cùng với truyền thống  cúng chiều 30 tống tiễn nghinh tân mời gia tiên về ăn tết, có kèm thêm pháo nổ ở trung quốc vẫn còn, (ở việt nam hiện nay thì không ) và lễ vật cũng long trọng không kém buổi Tống Táo. Nên mọi người thường làm lễ tiễn ông công ông táo về chầu trời rất trang trọng với ước muốn Táo quân sẽ cầu xin những điều đẹp đẽ đến với cả gia đình trong một năm mới.

Bàn thờ Táo Quân trong những gia đình người Việt xưa thì thường được đặt trên nóc chiếc tủ chạn đựng bát đĩa, điển hình với ba cỗ mũ bằng giấy màu sặc sỡ, hoặc một bức tranh dân gian hình “hai ông một bà” được thờ trong vòng cả năm cùng với đó là những đồ thờ tự khác như bát hương, bình hoa, chân nến, mâm bồng,…. Mâm cỗ cúng Táo Quân thường rất thịnh soạn với hoa quả, bánh kẹo, xôi gà, thịt lợn luộc, món xào, canh,… Vào ngày này, ba cỗ mũ giấy hoặc bức tranh dân gian có hình tượng Táo Quân được thờ trong cả một năm cũ sẽ được đem đi hoá cùng với những thoi vàng bằng giấy, sau đó ba cỗ mũ giấy mới hoặc tranh mới sẽ được thay thế vào vị trí ban thờ Táo Quân. Người ta mua cá chép sống và thả xuống sông, hồ gần nhà để Táo Quân sử dụng làm phương tiện chầu trời bắt nguồn từ điển tích cá chép hoá rồng bay lên trời.

Tuy cùng cúng ông công ông táo nhưng mỗi vùng miền lại có một cách sắp mâm cúng khác nhau.

  • Miền bắc thì thường thờ chung Táo quân với thần linh thổ công cùng trên bàn thờ với ban thờ gia tiên. Người miền Bắc quan niệm lễ vật cúng Táo quân và khi cúng thì bày đặt sắp lễ đa số là ở trên ban thờ chung và mâm lễ thường có: Mũ ông Công ba cỗ: Hai mũ của hai Táo ông và một mũ của Táo bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Để giản tiện, nhiều người chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy, và một mâm cỗ đầy đủ nhất thường có: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, thịt gà, 1 bát canh, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi, 1 đĩa hoa quả, 3 chén rượu, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa, 1 tập giấy tiền, vàng mã. Một thứ không thể thiếu là cá chép (còn sống hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời. Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ hóa vàng đồ lễ. Nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ…
  • Ở Miền trung thì thờ riêng táo quân ở trên bếp cũng giống như miền nam tuy nhiên về đồ mã thì có khác, Người miền Trung thường làm lễ tiễn Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp rất trọng thể. Việc đầu tiên là phải thay cát mới trong lư hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ.
  • Ở miền Trung, ngoài một mâm cỗ mặn, người dân thường cúng 1 con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ.

Sau khi cúng xong, tượng 3 Táo quân cũ bằng đất nung được tiễn khỏi bàn thờ bếp và đặt cạnh các am miếu ở đầu xóm hay ở dưới gốc cây cổ thụ ngã ba đường. Tiếp đó, người dân sẽ rước tượng 3 Táo quân mới lên bàn thờ để bắt đầu một năm làm việc tiếp theo.

  • Người dân Huế còn có tục dựng cây nêu trước sân nhà hay sân đình trong sáng 23 tháng Chạp.
  • Ở miền nam thì cũng giống như miền trung họ thờ riêng Táo quân ở trên chốc bếp, khi cúng Táo quân về trời thì họ có cũng mã bằng ba bộ nón  cộng với áo giấy, bộ nón nào có hia thì là của táo bà, còn lại là của táo ông.

Ngoài những vật phẩm cúng chủ đạo trên, người miền Nam có thêm một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen (kẹo thèo lèo) và một bộ “cò bay, ngựa chạy” (cò bay, ngựa chạy là hình con cò và con ngựa cắt bằng giấy, không phải áo mũ có khung tre cầu kỳ như miền Bắc). Mâm cúng ông Công ông Táo ở miền Nam thường có đĩa kẹo. Một số nơi còn nấu thêm chè xôi hoặc nếu không thì chỉ là mâm trái cây đơn giản để cúng Táo quân. Một số nơi có thể không mua cá chép thả trong chậu rồi thả ra sông. Tại miền Nam, người dân cũng thường tiễn ông Táo vào buổi tối, từ 8h đến 11h đêm.

Mỗi nơi lại có một cách thực  hiện thủ tục cúng ông công ông táo vậy thì nên cúng ngày nào thì mới tốt??

Theo như các thông tin ở trên chúng tôi đã trình bày thì việc thờ cúng ông công ông táo ở việt nam vào ngày 23 tháng chạp.Với trung quốc thì việc thờ cúng ông công ông táo vào  vào ngày 23, 24, hoặc 26 tháng Chạp, và thượng họ cúng vào ngày 24 tháng chạp.Chiếu theo một số sớ sách cổ xưa của các thầy cúng thì cũng là ngày 24 tháng chạp. Tuy nhiên vì việc này diễn ra vào cuối năm sát Tết nên chúng ta rất bộn bề với nhiều công việc trong một năm, nên có nhà làm trước có nhà làm sau nhà làm đúng ngày 23. Theo chúng tôi thì cứ chuẩn và hợp lý nhất là nên làm vào tối ngày 23 tháng chạp sau khi đã xong công việc làm trong ngày và buổi tối cúng cáo để ông công ông táo về trời là hợp lý. Tuy nhiên vì công việc và nhiều lý do khác theo chúng tôi đưa ra các giờ tốt trong ngày 23 tháng chạp cho quý vị và các bạn lựa chọn theo giờ tốt cho việc tế lễ cúng bái theo lịch dụng sự 2021. Có các giờ sau: 9-11h sang, 5-7h sang, 7-9h tối. 9-11h đêm.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *