Chôn cất mồ mả là việc thiêng liêng trong đời sống tâm linh của dân tộc ta. Xung quanh vấn đề này có rất nhiều quan điểm khác nhau và đều được sự quan tâm của nhiều người. Hôm nay Phong Thủy Vượng Tài xin chia sẻ với quý vị những quan điểm của thầy Nguyễn Trọng Tuệ, Chủ tịch CLB Phong Thủy Thăng Long về chủ đề này.
Chia sẻ của thầy Nguyễn Trọng Tuệ về vấn đề chôn cất mồ mả theo quan điểm dân gian
Chôn cất mồ mả hay những việc liên quan đến phần mộ không chỉ là quan điểm dân gian. Vấn đề này được nhắc đến trong suốt chiều dài lịch sử của nhiều dân tộc, quốc gia khác nhau và đều được coi là việc quan trọng. Bởi đây là một công việc bao hàm rất nhiều ý nghĩa.
- Khi người thân mất, đi về bên kia thế giới thì người nhà sẽ an táng họ. Đó gọi là nơi an nghỉ. Điều này thể hiện tình cảm của người còn sống với người đã khuất.
- Lo toan mộ phần chu đáo cho người đã khuất sẽ mang lại nhiều may mắn và phúc lộc cho những người còn sống.
Dân gian có câu tục ngữ “Người ta sống vì mồ vì mả, không ai sống vì cả bát cơm” chính là để nói đến tầm quan trọng của mộ phần đối với con người. Chôn cất mồ mả trở thành nét truyền thống ăn sâu vào tư tưởng, văn hóa của dân tộc.
Những hình thức chôn cất mồ mả
Trên thế giới có nhiều hình thức chôn cất mồ mả rất phong phú. Bao gồm các loại hình như sau:
- Chôn dưới đất: Địa táng
- Thiêu cháy: Hỏa táng
- Thả trôi sông: Thủy táng
- Treo trên cây: Thiên táng
Có thể tìm hiểu các hình thức này trên các kênh thông tin, sách báo.
Ý nghĩa chôn cất mồ mả theo Phong Thủy Địa Lý chính tông
Đặt ra một vấn đề là tại sao ngôi mộ lại có những ảnh hưởng, mang lại phúc ấm cho những người còn sống? Theo phong thủy, điều này nó bắt nguồn từ bản chất tương thông đồng nhất thể về khí. Tức là khi con người sinh ra, là do thừa hưởng tinh cha, huyết mẹ.
Trong Táng Thư có viết “Nhân thụ thể, vô phụ mẫu”. Nếu “Bản hài đắc khí thì di thể thụ ấm”. Nghĩa là, con người nhận thân thể của bố mẹ, nếu như thi thể của cha mẹ được mai táng vào chỗ tốt, hấp thụ sinh khí của trời đất thì con cháu sẽ được hưởng phúc ấm. Điều đó tạo nên sự tương tác vô hình của trường khí.
Khi người thân mất đi, trường khí không phải đã hết mà tồn tại trong xương cốt của họ và có mối quan hệ với những người còn sống. Các nhà phong thủy địa lý đã dựa trên lý thuyết đó để đi tìm “Bản hài đắc khí” nhằm đặt ngôi mộ tại những vị trí đẹp nhất, hấp thu sinh khí tốt nhất. Theo đó, người còn sống sẽ được hưởng nhiều phúc ấm hơn.
Quy trình xây dựng mộ như thế nào?
Để táng được ngôi mộ đáp ứng được những yêu cầu, ý nghĩa đã phân tích ở phần trên đòi hỏi thực hiện những điều sau:
- Tìm kiếm địa điểm, vị trí phù hợp. Địa điểm đó phải đạt những yêu cầu của Phong Thủy Địa Lý và sinh khí dồi dào, mạnh mẽ. Đó là những nơi quy tụ đủ tàng phong tụ thủy, tầm long tróc mạch, điểm huyệt …
- Từ vị trí đã được xác định để tính toán hướng mộ sao cho hợp với địa thế núi sông và những người còn sống. Để thực hiện được điều này đòi hỏi phải có những kiến thức chuyên môn bề dày.
- Chọn ngày giờ chôn cất, đắp mộ, mai táng phù hợp để mang lại những điều may mắn, tốt lành, tránh những điều dữ, tai ương.
Hiểu đúng về việc chôn cất mồ mả theo Phong Thủy Địa Lý chính tông rất quan trọng. Bởi nó sẽ giúp chúng ta thực hiện một cách thiêng liêng và trọn đạo. Tuy nhiên để làm được điều này đòi hỏi phải có sự trợ giúp của những chuyên gia phong thủy có bề dày kiến thức và kinh nghiệm. Quý vị quan tâm về vấn đề này vui lòng xem thêm tại đây: