Các khái niệm cơ bản của môn học Tử Vi Đẩu Số

Để bước đầu chinh phục các kiến thức Tử Vi căn bản chúng ta cần phải hiểu rõ được các khái niệm  cơ bản của bộ môn Tử Vi Đẩu Số này. Sau khi lắm chắc được các kiến thức căn bản này sẽ giúp chúng ta có thể học Tử Vi căn bản một cách tốt hơn.

Phần I, Khái niệm và nguồn gốc bộ môn Tử Vi Đẩu Số

1, Tử Vi Đẩu Số là gì?

“Tử vi đẩu số” là bộ môn căn cứ vào sự bài bố hệ thống sao Tử vi trong thiên văn cổ đại phương đông để tiên đoán số mệnh con người.

2, Nguồn gốc của Tử Vi Đẩu Số

  • Môn tử vi hình thành dần dần, từng bước, từng yếu tố, và dần hoàn thiện trước thời Tống rất nhiều năm.
  • Trần Đoàn là người đầu tiên tổng hợp, hệ thống lại kiến thức môn tử vi
  • Tử vi viên: khu vực cho vua
  • Thái vi viên: khu vực cho các quan và chư hầu
  • Thiên thị viên: khu vực cho dân cư và quân sự
  • Bốn phương xung quanh : tứ tượng
  • Mỗi phương này có bảy chòm sao. 7×4 =28 gọi là nhị thập bát tú.
  • Các chỗ trống còn lại:
    • 36 sao Thiên Cương và 72 sao Địa sát, 36 + 72 bằng 108 sao.=> Các sao phân bố ở 5 khu vực này quy tụ lại ta được thiên cầu bắc.
Nguồn gốc môn Tử Vi Đẩu Số
Nguồn gốc môn Tử Vi Đẩu Số
nguồn gốc bộ môn Tử Vi
nguồn gốc bộ môn Tử Vi

Phần II, Các trường phái và học thuyết âm dương, ngũ hành

1, Các trường phái.

Từ xưa đến nay, bộ môn Tử Vi trong dân gian vẫn được chia thành 2 phái khác nhau là Nam Tông & Bắc Tông.

Tử vi nam tông: Được ra đời sớm nhất, đoán số mệnh dựa trên tinh tính, tính lý các sao

Tử vi bắc tông: Chú trọng tứ hóa phi tinh

Các trườn phái Tử Vi Đẩu Số
Các trườn phái Tử Vi Đẩu Số

3, Học Thuyết Âm Dương

Dựa vào học Thuyết Âm Dương ta sẽ có qua luật Âm Đương như sau:

Quy luật ÂmDương

₋Âm dương đối lập

₋Âm dương hỗ căn

₋Âm dương tiêu trưởng

₋Âm dương bình hành

Học thuyết Âm Dương trong bộ môn Tử Vi
Học thuyết Âm Dương trong môn Tử Vi

4, Học thuyết ngũ hành

Trong học thuyế ngũ hành ta sẽ có 2 quy luật tương sinh và tương khắc giữa các hành với nhau.

– Ngũ hành tương sinh:

  • Kim sinh Thủy.
  • Thủy sinh Mộc.
  • Mộc sinh Hỏa.
  • Hỏa sinh Thổ.
  • Thổ sinh kim.

– Ngũ hành tương khắc.

  • Kim khắc Mộc.
  • Mộc Khắc Thổ.
  • Thổ Khắc Thủy.
  • Thủy Khắc Hỏa.
  • Hỏa Khắc Kim.
học thuyết ngũ hành
học thuyết ngũ hành

Phần III, Thiên can địa chi trên Lá Số Tử Vi

Thiên Can và Địa chi là 2 hệ đếm có chu kỳ khác nhau được người xưa vận dụng để đánh dấu năm tháng ngày giờ.

1, Thập thiên can:

thập thiên can
thập thiên can

2, Thập nhị địa chi

thập nhị địa chi
thập nhị địa chi

3, Lục thập hoa giáp

Lưu ý: Trong Tử Vi ta sẽ có:

  • Chỉ có can dương và chi dương kết hợp được với nhau →5 can dương x 6 chi dương = 30 cặp can chi
  • Chỉ có can âm và chi âm kết hợp được với →5 can âm x 6 chi âm = 30 cặp can chi.
lục thập hoa giáp
lục thập hoa giáp
bảng lục thập hoa giáp và nạp âm
bảng lục thập hoa giáp và nạp âm

Phần IV, Lập Thành Lá Số

  1. Bố cục lá số:

Trên lá số Tử Vi ta sẽ có 2 phần.

– Phần thông tin chính (ở giữa lá số): Ghi các thông tin chính của đương số.

– Phần xung quanh (12 Cung vị): Là các cung vị theo chắc năng và theo vị trí.

Bố cục lá số tử vi
Bố cục lá số tử vi
Bố cục của lá số tử vi
Bố cục của lá số tử vi

2, Thôn tin cầ có trên lá số Tử Vi.

a, Giờ sinh.

Giờ sinh là một yếu tố tối quan trọng trong việc lâp Lá Số Tử Vi. Nếu không chọn đúng giờ sinh thì việc lập lá số coi như vô dụng và không thể giải quyết được vấn đề gì. Trong Tử Vi Đẩu Số thì thời gian của một ngày sẽ được tính từ 23h hôm trước đến 23h hôm sau và chia thành 12 can (12 khung giờ) được gọi là Thập Nhị Địa Can.

bảng chuyển đổi giờ sinh
bảng chuyển đổi giờ sinh

b, Tháng sinh trong lá số Tử Vi

Tiếp theo của giờ sinh là ta sẽ cần có tháng sinh. Tháng sinh trong Tử Vi sẽ được chuyển đổi theo khẩu quyết Ngũ Hổ Độn như sau:

Giáp Kỉ chi niên Bính độn Dần,

Ất Canh chi tuế Mậu tiên hành,

Bính Tân tuân tòng Canh thượng độn,

Đinh Nhâm nguyên tự khởi ư Nhâm;

Mậu Quý chỉ niên Dần bách Giáp,

Độn can hóa khí tất phùng sinh.

 

bảng chuyển đổi tháng sinh
bảng chuyển đổi tháng sinh

Ví dụ:Người sinh năm Bính Dần thì “Bính Tân tuân tòng Canh thượng độn” cho nên “tháng giêng sẽ là tháng Canh Dần”

tháng sinh trong lá số tử vi
tháng sinh trong lá số tử vi

c, Chuyển đổi năm sinh trong Lá Số Tử Vi.

Để có thể chuyển đổi ra năm sinh ta cần kết hợp Thiên Can & Địa Chi với các dữ liệu sau:

  • Thiên Can: Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ.
  • Địa Chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Phương chuyển đổi:

  • Lấy 2 số cuối năm sinh chia 12, được số dư đối chiếu bảng hàng can ta được thiên can của tuổi- Lấy số cuối năm sinh đối chiếu bảng hàng chi ta được địa chi của tuổi- Kết hợp 2 bước trên ta được tuổi âm lịch
Bảng chuyển đổi năm sinh.
Bảng chuyển đổi năm sinh.
  • Thiên Can: Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ.
  • Địa Chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

=> Kết hợp can chi ta sẽ có:

Tìm năm sinh của người sinh năm 2017:

  • Người này sinh năm 2017, số cuối năm sinh là số “7” tương ứng với vị trí của can ” Đinh” trên bảng chuyển đổi.
  • (17+4)/12 được 1 dư 9. Đối chiếu với hàng chi sẽ là ” Dậu”.
  • => Kết hợp can chi thì năm sinh âm lịch của người đó là: Đinh Dậu.

Phần V, Cách tìm bản mệnh và định cung trên Lá Số Tử Vi

1, Cách tìm bản mệnh

Để tìm bản mệnh ta sẽ cần dựa vào các dữ liệu của Hàng can, Hàng chi và Bảng ngũ hành theo công thức lấy số hàng can của tuổi cộng với số hàng chi ta sẽ có 2 trường hợp.

  • Kết quả nhỏ hơn 5: Ta lấy kết quả so với bảng ngũ hành ra bản mệnh.
  • kết quả lớn hơn 5:  Ta tiếp tục trừ đi 5 sau đó lấy kết quả so với bảng ngũ hành sẽ ra bản mệnh.
cách tìm bản mệnh
cách tìm bản mệnh

Ví dụ 1: Tìm bản mệnh cho người sinh năm 1986 ta sẽ thực hiện như trong bảng sau:

Ví dụ tìm bản mệnh của người sinh năm 1986
Ví dụ tìm bản mệnh của người sinh năm 1986

Ví dụ 2: Tìm bản mệnh của người sinh năm 1983

tìm bản mệnh của người sinh năm 1983
tìm bản mệnh của người sinh năm 1983

2, Định cung.

Định cung trên lá số tử vi
Định cung trên lá số tử vi

Phần VI,  An cung mệnh và cung chức, cung thân trên lá số Tử Vi

1, An cung mệnh, cung chức

An cung mệnh theo tháng giờ sinh.

An cung mệnh: Bắt đầu từ cung DẦN, kể là tháng GIÊNG, đếm theo chiều THUẬN đến THÁNG SINH, ngừng tại cung nào thì lại kể cung đó là giờ TÝ, đếm theo chiều NGHỊCH đến GIỜ SINH, ngừng ở cung nào thì AN MỆNH ở cung đó.

An cung chức: Sau Khi AN MỆNH, theo chiều THUẬN, thứ tự an các cung chức khác: Phụ mẫu, phúc đức, điền trạch, quan lộc, nô bộc, thiên di, tật ách, tài bạch, tử tức, phu thê, huynh đệ.

Ví dụ: Người sinh tháng 10 giờ ngọ. Bắt đầu từ cung Dần, kể là tháng Giêng. Đếm theo chiều Thuận đến Tháng 10 ngừng tại cung nào thì lại kể cung đó là giờ Tý. Sau đó đếm theo chiều Nghịch đến Giờ Ngọ ngừng ở cung nào thì an Mệnh ở cung đó.Sau Khi an mệnh, theo chiều Thuận, thứ tự an các cung chức khác: Phụ mẫu, phúc đức, điền trạch, quan lộc, nô bộc, thiên di, tật ách, tài bạch, tử tức, phu thê, huynh đệ.

cách an cung mệnh và cung chức
cách an cung mệnh và cung chức

2, An cung Thân

Cách An cung Thân: Bắt đầu từ cung Dần, kể là tháng GIÊNG, đếm theo chiều THUẬN đến THÁNG SINH, ngừng tại cung nào thì lại kể cung đó là giờ TÝ, đếm theo chiều THUẬN đến giờ sinh, ngừng ở cung nào thì AN THÂN ở cung đó.

Ví dụ: Người sinh tháng 10 giờ ngọ:  Bắt đầu từ cung Dần, kể là tháng Giêng -> Đếm theo chiều Thuận đến Tháng 10 ngừng tại cung nào thì lại kể cung đó là giờ Tý. Tiêp theo đếm theo chiều thuận đến Giờ Ngọ và ngừng ở cung nào thì an Mệnh ở cung đó.

Phần VII,  Lập cục, an tử vi tinh hệ, an thiên phủ tinh hệ, an tử vi tinh hệ.

One thought on “Các khái niệm cơ bản của môn học Tử Vi Đẩu Số

  1. Pingback: Khóa học Tử Vi Khai Tâm Z01 - Mang Tài Vượng Đến Mọi Nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *