Cái Tết là sự khởi đầu của một năm về mặt thời gian, nhưng cũng là mốc đánh dấu sự khỏi đầu của một vận hội mới, dù cho ở vùng miền nào, dân tộc nào, thì ngày Tết cũng là ngày trọng đại của một năm. Chính vì vậy, vào các ngày Tết thì dân gian thường có rất nhiều điều kiêng kỵ, nhưng dường như không có một nguyên tắc chung nào cho việc kiêng kỵ này. Để giúp mọi người có cái nhìn thực tế hơn về vấn đề này thì trong video ngày hôm nay thầy Nguyễn Trọng Tuệ – Chủ tịch CLB Phong Thủy Thăng Long đã có những chia sẻ về quan điểm cũng như những phân tích về quan niệm kiêng kỵ ngày Tết.
1. Ý nghĩa của việc “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” là như thế nào?
2. Kiêng kỵ thế nào cho hợp lý trong ngày Tết?
MC: Xin kính chào quý vị và các bạn, cái Tết là sự khởi đầu của một năm về mặt thời gian nhưng cũng là mốc đánh dấu sự khởi đầu của một vận hội mới. Dù cho ở vùng miền nào, dân tộc nào thì ngày Tết cũng là ngày trọng đại của một năm.Vì vậy người ta có tục lệ kiêng kỵ và ngày trọng đại này, chúng ta hãy cùng thầy Nguyễn Trọng Tuệ, Chủ tịch Câu lạc bộ Phong thủy Thăng Long tìm hiểu về vấn đề này.
Vâng, thưa thầy Nguyễn Trọng Tuệ, ngày Tết thì dân gian có rất nhiều những kị nhưng dường như không có một nguyên tắc chung nào cho việc kiêng kỵ này.Vậy xin thầy có thể chia sẻ cùng với mọi người được không ạ?
Thầy Nguyễn Trọng Tuệ: Xin chào MC Việt Trinh, xin chào tất cả các bạn! Nói về cái sự kiêng kỵ trong ngày Tết thì là nhắc đến một cái sự vô cùng phong phú. Chúng ta thấy rằng các cái thông tin trên mạng, trên các cái phương tiện đại chúng đã có những cái thống kê gọi là sơ sơ thôi thì nó cũng phải đến 40 – 50 cái vấn đề người ta đặt ra là kiêng kị. Thế thì nói rằng, về vấn đề kiêng kị thì mỗi một điều kiêng kỵ đặt ra thì nó đều phải có một lý do và đương nhiên thì sẽ không có cái lý do nào giống lý do nào. Tuy nhiên thì nói rằng nó không có nguyên tắc thì cũng không phải bởi vì cái nguyên tắc chung nhất cho tất cả những vấn đề kiêng kị nó là cái tâm lý con người, người ta luôn luôn mong muốn rằng những hành động trong ngày đầu năm đấy, những cái việc làm đấy để làm sao người ta hạn chế tất cả những gì rủi ro và người ta mong muốn trong một năm mới mang lại cho người ta nhiều cái may mắn, nhiều cái thuận lợi dồi dào về tài lộc, phát đạt về công danh hay thuận lợi trong công việc… thì nguyên đấy là nguyên tắc, dù là cái hình thức đó là hình thức kiêng kị nào thì cũng đều phải dựa trên nguyên tắc, thế còn không ai làm ngược lại cả.Thế vì vậy, cho nên là nguyên tắc chung, nếu mà nói theo nguyên tắc chung của việc kiêng kỵ thì phải nói đến cái việc, gói gọn lại trong hai cái chữ đó là gì? Cầu may mắn và hạn chế cái xui xẻo đó là nguyên tắc.
MC: Vâng, xin cảm ơn thầy. Một trong những cái việc mà người ta hay làm vào Tết thì nghĩa là đầu năm mua muối và cuối năm mua vôi. Vậy ý nghĩa của việc này là như thế nào, thưa thầy ạ?
Thầy Nguyễn Trọng Tuệ: Một trong những cái phong tục của dân gian để kiêng kỵ và người ta hay làm trong những cái dịp lễ tết cuối năm và đầu năm như cái câu người ta hay nói là đầu năm mua muối cuối năm mua vôi thực sự thì nó là một cái phong tục mà đã ăn sâu vào và thậm chí nó trở thành trở thành một câu thành ngữ, nó trở thành một thói quen rồi thành một câu thành ngữ. Thế thì ở đây bản chất của cái sự việc này thì chúng ta phải hiểu rằng là theo cái quan niệm của dân gian, muối thì tượng trưng cho thứ nhất là cái sự mặn mà, sự mặn mà. Thứ hai nữa là muối thì người ta không mua nhiều, mua ít tức là cái sự đầu tư, cái sự vốn liếng khởi đầu nó cần nhỏ thôi nhưng nó lại rất là mặn mà và chất lượng đấy.Thế còn vôi thì luôn luôn tượng trưng cho sự bạc bẽo cái sự bạc bẽo cái về tình cảm tất cả các thứ thì người ta hay ví là bạc như vôi. Thế thì cái chuyện mà đầu năm mua muối cuối năm mua vôi thì nó mang nhiều ý nghĩa nhưng ý nghĩa nhất là người ta cầu mong.Cái tình cảm, tình cảm trong con người, với con người, trong nội bộ gia đình là đầu năm người ta mua muối để hy vọng rằng cả năm đấy, cả suốt cái năm đấy, là để được mặn mà tình cảm con người với con người trong gia đình nó được mặn mà. Thế còn cuối năm người ta mua vôi thì người ta tống khứ vì ở cuối năm mà thì người ta muốn là tống khứ đi những cái gì nó bạc bẽo, nó không phải là cái tình cảm mặn nồng. Đấy là một với thứ hai nữa thì nó còn nó còn một cái liên quan đến cái ý nghĩa khác, tức là đầu năm thì người ta mua muối để người ta chăm lo cho cuộc sống, cho tất cả những gì để làm cơm thì thực ra muối thì trong dân gian được những phần lớn là sử dụng trong cái chuyện ăn uống, nấu ăn thôi thì để làm cơm làm canh, rồi cúng lễ tổ tiên… Thế còn thì cuối năm người ta mua vôi là để người ta trang khoảng, xây sửa nhà cửa, quét tước gọn gàng để người ta chào đón một năm mới thì đó là những cái ý nghĩa cụ thể.Còn thì thực ra về nguồn gốc của cái câu này như thế nào thì nó chỉ tồn tại trong cái phạm vi dân gian và chưa ai chứng minh được nó ở đâu, nó cụ thể từ khi nào, và xuất sinh từ đâu.
MC: Vâng, vậy thưa thầy ạ, thầy có thể chia sẻ cái quan điểm về kiêng kỵ như thế nào cho hợp lý cho ngày Tết không ạ?
Thầy: Thì như đã nói về cái việc mà chia sẻ những quan điểm về kiêng kỵ thì tôi đã nói rồi, tức là cái kiêng kỵ trong ngày Tết nó rất là phong phú và đa dạng, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Thì trước thì hết chúng ta hãy nhìn thấy rằng nó phụ thuộc đầu tiên là nó phụ thuộc vào yếu tố vùng miền, tức là mỗi một khu vực, mỗi một vùng miền sẽ có những quan điểm khác nhau. Vùng núi thì người ta kiêng kiểu vùng núi, đồng bằng thì người ta kiêng đồng bằng, miền biển thì kiêng miền biển.Thế rồi thứ hai nữa là phụ thuộc vào phong tục tập quán của từng dân tộc, mỗi một dân tộc phải có những truyền thuyết, những cái phong tục và người ta sẽ có cái kiêng kỵ riêng, không ai giống ai cả. Thứ ba nữa là nó phụ thuộc vào cái thói quen, thói quen người ta quen như thế, thậm chí là ông bà tổ tiên đã kiêng như thế thì bản thân người ta cũng sẽ kiêng như thế. Thì tất cả những tồn tại đó, lĩnh vực đó là nó tồn tại trong ta tạm thời gọi nó là phạm vi kiêng kỵ theo quan điểm dân gian. Thế nhưng nếu nói đến một cách kiêng kỵ thế nào cho nó đúng thì chúng ta phải hiểu rằng này: bản chất của việc kiêng kỵ như tôi đã nói ở phần một là để cầu sự may mắn và tống tiễn những cái gì là xui rủi. Thế thì trong cái hệ thống mà chính thể của đạo giáo người ta có đề cập đến những cái liên quan đến các cái vị thần tiên, người ta cho rằng cái ngày đầu năm ấy được gọi là ngày Tết Nguyên đán.Nguyên có nghĩa là khởi đầu đám sáng sớm Nguyên đán, có nghĩa là cái buổi sáng sớm khởi đầu cho một năm hay về sau đó thành một từ có nghĩa là nó chỉ tổng quát chung trong một cái gì đấy là một cái thời điểm để khởi đầu một cái thời gian hay một cái gì đấy thì gọi là nguyên đán.Thế thì cái quan niệm cho rằng cái ngày nguyên đán đấy, cái thời điểm khởi sự nguyên đán đấy nó rất trọng đại và nếu như cái ngày đó được may mắn thì cả cái quãng thời gian trong cái hệ thống đó sẽ được may mắn thì chính vì vậy, cho nên là trong hệ thống thần tiên của đạo giáo thì người ta dựa vào cái mong muốn, ước muốn của con người người ta chia ra có ba loại, thứ nhất là tài thần, thứ hai là hỷ thần và thứ ba là Hạc thần tài thần là cái ông thần mà đại diện cho cái sự giàu có, sung túc mang đến tiền bạc rồi…tiền tài.
Thế còn Hỷ Thần là cái vị thần mà mang đến đại diện cho cái sự vui vẻ, vui mừng, hòa thuận. Thế còn Hạc Thần là cái vị thần mà mang đến cho người ta những cái gì đen đủi xui rủi ro tai nạn thật hách. Thế thì cái cái cái kiêng kị đầu năm nó cũng nằm trong cái hệ thống quan niệm đấy, tức là người ta hy vọng rằng đầu năm là người ta phải đón rước những cái vị thần tốt lành đấy vào và tiễn đưa những cái vị thần xấu đấy đi thì cái vị tài thần theo như là thuyết giáo thì vị tài thần đấy là người ta thích cái không khí thứ nhất là phải vui vẻ, nó phải hòa thuận, đầm ấm. Thứ hai là nó phải thích là gì? Các cái vị thần đấy người ta sẽ thích để trang hoàng lộng lẫy, đặc biệt là màu đỏ, màu vàng là những cái màu rất được các cái vị thần yêu chuộng thế cho nên chúng ta thấy trong truyền thuyết dân gian để trang trí đám cưới, rồi trang trí những lễ hội người ta sẽ thể hiện cái sự vui vẻ rồi người ta làm rất nhiều đẹp, vàng son mà cho nên dùng những cái màu đỏ màu vàng đấy để thể hiện cái sự trang hoàng nó được lộng lẫy.Thứ hai là ví dụ như hỷ thần thì đương nhiên vị thần ấy phải thích những cái vui vẻ, tiếng cười nó phải rộn ràng với tất cả, ghét những cái thái độ buồn thảm, những gì liên quan đến buồn bã, sầu thảm. Thế rồi tăm tối chật hẹp thì là các cái vị thần đấy người ta sẽ không đến nữa, và đương nhiên thì sẽ không mang lại những cái may mắn về tài lộc, về sự vui vẻ nữa.
Vị hạc thần ấy thì lại rất thích những gì chật chội, tăm tối, buồn rầu, sâu thẳm đổ vỡ thế thì chính vì vậy, cho nên nó mới xuất sinh ra cái quan niệm cho rằng cái ngày đầu năm cần phải đón được hai cái vị thần đấy thì người ta mới trang hoàng nhà cửa lộng lẫy này dùng màu đỏ, màu vàng rất là sáng sủa, rồi đèn hoa rực rỡ, tiếng cười sinh ca khắp nơi vui vẻ hòa ca khắp chốn để người ta chiêu dụ cái vị thần tài và cái vị hỷ thần ấy mang cái điều may mắn về tài lộc, về công danh về phú quý đến cho gia đình và cũng là để cho gì tiễn đưa cái vị thần hạc thần xui rủi ấy đi thì tất cả những cái liên quan, những cái kiêng kị mà nằm trong cái nguyên tắc đấy thì chúng ta nên làm.
Chứ ví dụ như có những kiêng kị vùng miền nó cũng khá là thú vị như kiêng cắt tóc, kiêng gội đầu vì cho rằng nó hao mòn kiến thức đi thì đấy là do người ta sáng tác hoặc là kiêng tắm gội này thế nọ thế kia thì những cái đấy là do dân gian sáng tác ra, nó không mang nặng ý nghĩa về cái mặt kiêng kị, về tâm linh.Còn trong cái hệ thống thì chúng ta nên hiểu theo nguyên tắc như tôi vừa nói. Ví dụ ngày đầu năm những cái người mà người ta có tang chế, người ta tự cho rằng là người ta đang mang một sự xui rủi thì rất là lớn thì người ta sẽ không đi đến nhà ai chúc Tết cả. Cái đấy thì cũng nên làm, bởi vì mình đen đủi thì mình cũng không nên mang đến cái ngày đầu năm đến để những cái người gia chủ khác người ta phải suy nghĩ thế hoặc là kiêng cãi trong ngày đầu năm thì tôi cũng thấy rất đúng, bởi vì đấy nó thể hiện cái sự vui vẻ, tâm lý nó phải thoải mái tất cả các ông thần tài đều cần phải sự vui vẻ những cái người thợ điêu khắc người ta có tạc tượng thần tài thì cũng đều phải được cười chứ không thấy có cái ông thần tài nào mà khóc mếu cả. Chính vì vậy thì chúng ta phải hiểu rằng nguyên tắc để gì mang lại may mắn mang lại tài lộc và phú quý thì phải là nguyên tắc như tôi nói là gì, vui vẻ, hòa nhã, trang hoàng lộng lẫy này thì cái đó là chúng ta nên làm.
MC: Vâng, xin được cảm ơn tất cả những chia sẻ của thầy