Thầy Nguyễn Trọng Tuệ là chuyên gia Tử Vi, Phong Thủy,.. hàng đầu của Phong Thủy Vượng Tài. Ông cũng chính là chủ tịch CLB Phong Thủy Thăng Long, người sáng lập diễn đàn Tử Vi Việt Nam với lượng truy cập hàng ngàn người/ ngày.
Vào tháng 01/2019, thầy Nguyễn Trọng Tuệ chính là chuyên gia duy nhất được báo Nông Nghiệp Việt Nam tham khảo ý kiến về khía cạnh Phong Thủy đối với dự án Khu du lịch tâm linh Hương Sơn. Đây là một dự án được cho rằng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quần thể di tích cũng như kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và môi trường – sinh thái của di tích.. Nội dung bài báo cụ thể như sau:
” Sau khi đưa ra đề xuất xây dựng Khu du lịch tâm linh Hương Sơn gây dậy sóng dư luận, mới đây ông Nguyễn Văn Trường, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Xuân Trường (DNXT) đã đăng đàn nêu một số ý kiến xung quanh các dự án khu lịch tâm linh mà doanh nghiệp ông làm chủ đầu tư.
Lập lờ trong việc đề xuất dự án nằm ngoài rìa di tích Hương Sơn?
Trả lời báo VietNamnet, ông Nguyễn Văn Trường, Giám đốc DNXT cho biết: “Dự án mà chúng tôi đề xuất chỉ nằm ở phần rìa của chùa Hương (xã Hương Sơn) – cách chùa Hương khoảng 7km chứ không phải đầu tư xây dựng vào đất tôn giáo. Khu du lịch tâm linh này nằm giữa chùa Tam Chúc và chùa Hương là điểm kết nối quan trọng cố đô Hoa Lư với các danh thắng khác”.
Với phát biểu trên, ông Trường đã cố tình lái dư luận hiểu rằng dự án không ảnh hưởng gì đến chùa Hương mà quên rằng, quần thể Hương Sơn được công nhận di tích quốc gia đặc biệt không những gồm có chùa Hương mà còn có nhiều di tích, thắng cảnh khác. Bên cạnh cảnh sắc thiên tạo hiếm có, như: Suối Yến, động Hương Tích, động Tiên Sơn, suối Giải Oan…, quần thể di tích thắng cảnh Hương Sơn còn nổi tiếng nhờ hệ sinh thái đa dạng, các công trình kiến trúc, lịch sử như đền Trình, chùa Thiên Trù, đền Cửa Võng…
Trong báo cáo tóm tắt dự án gửi UBND TP Hà Nội, DNXT có đính kèm bản đồ quy hoạch không gian kiến trúc, cảnh quan Khu du lịch Hương Sơn (có sơ đồ kèm theo). Theo bản đồ đó, bủa vây xung quanh đền Trình, chùa Thiên Trù, đền Cửa Võng là hệ thống các hạng mục được đánh số 7,8,9,10… mà DNXT đề xuất xây dựng như nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, resort, khu gửi xe, đón tiếp… Đặc biệt, siêu tháp cao 100 mét được đề xuất xây ngay gần đền Mẫu không xa. Chỉ nhìn vào mật độ xây dựng dày đặc như vậy cũng đủ thấy các hạng mục này đều nằm ở khu vực II phải bảo vệ đối với di tích quốc gia đặc biệt theo Luật Di sản văn hóa. Các chuyên gia văn hóa không khỏi lo ngại quần thể di tích Hương Sơn sẽ bị biến dạng, bị bê tông hóa bởi khối lượng xây dựng lớn như vậy.
Đặc biệt, trong quần thể Hương Sơn, khu vực suối Yến là khu vực bảo vệ 1, tuyệt đối không được xâm phạm. Ý tưởng đề xuất đào bới, tạo hang thủy và đường hành hương mới theo đường thủy từ Suối Yến chảy về Hồ Tam Chúc là vi phạm nghiêm trọng, phá vỡ yếu tố gốc của di tích quốc gia đặc biệt, ảnh hưởng đến long mạch chùa Hương.
Chuyên gia Nguyễn Trọng Tuệ:
Về phong thủy trong cuốn sách từ thời Lê “An Nam Cửu Long Kinh”, địa mạch Quốc gia ta có phân ra ba đại chi. Khu vực phía Bắc từ Tam Điệp, Ninh Bình ngược về phía Bắc.
Theo đó, địa mạch từ Lào Cai đổ về và chia ra làm ba chi. Trung chi chính ở giữa là Thăng Long, Hà Nội; tả chi đổ ra hướng các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh; hữu chi là đổ về Ninh Bình, Tam Điệp, gọi là trấn Sơn Nam, là Thanh Long. Mỗi chi lại có thêm ba nhánh, tổng hợp lại gọi là Cửu Long Kinh là chín nhánh long mạch. Trong đó Chùa Hương nằm ở hữu chi. Mạch Chùa Hương là cả một đại mạch lớn. Phía dưới là kinh đô Hoa Lư, Ninh Bình, chính là Tràng An.
Thông thường theo đại cục, thì có trung tâm cho đến tả thanh long, hữu bạch hổ. Tôi cho rằng nếu tác động vào mạch Chùa Hương, thì có nghĩa là tác động lên Bạch Hổ, khi động thì đương nhiên giữa là Thăng Long, Hà Nội sẽ động.
Giống như khi dùng sắt chọc vào chân, tay sẽ tác động đến thần kinh là đau. Trong phong thủy có quy định, Thanh Long là cát thần, chủ về văn, nam, trưởng. Còn Bạch Hổ là chủ về hung thần, võ, nữ, thứ. Nếu tác động vào suối Yến, có nghĩa là hung thần bị kích động, sẽ sinh biến loạn ở trung tâm là Thăng Long- Hà Nội. Tất cả những gì tác động không tốt vào khu vực Chùa Hương thì đều ảnh hưởng hết vào trung tâm.
Hơn nữa trong thế đất Chùa Hương, có động Hương tích thế núi ôm lấy động, suối Yến chảy từ trong dãy núi ra và có rất nhiều chi lưu đổ dồn về. Như vậy động Hương Tích là đại huyệt phong thủy “phong thủy bảo địa”. Nếu Doanh nghiệp Xuân Trường nạo vét mà tác động vào suối Yến bằng bất kể hình thức nào thì sẽ làm cho khí mạch của huyệt bị thay đổi và suy giảm đi. Hệ lụy dẫn đến là ảnh hưởng tới địa mạch Quốc gia. Bản thân địa mạch Chùa Hương hữu chi chính là địa mạch Quốc gia, như vậy là sẽ ảnh hưởng đến tất cả.
Địa mạch từ Hương Tích, Hoa Lư, Tràng An thuộc về hữu chi của Thành Thăng Long – Hà Nội. Suy ra chính là địa mạch Quốc gia cần được bảo vệ, tránh tác động.
Ngoài vấn đề tác động vào suối Yến, còn sự tác động tổng hợp, thứ nhất là tác động đến văn hóa, lịch sử; thứ hai tác động đến cảnh quan, thiên nhiên; thứ ba là tác động đến phong thủy, tâm linh… mà chỗ đó là đất phật cả nước hướng về. Bởi vậy không phải xây mới đền đài là tốt mà bảo tồn thiên nhiên mới là tốt.
Trong tâm thức của người dân, đi chùa Hương là một truyền thống. Chùa Hương không phải có quy mô lớn, tại sao thu hút được khách như thế, chính vì cảnh quan, tâm linh, nét văn hóa, trong đó văn hóa truyền thống mà đặc trưng là du xuân, trẩy hội. Cứ đi Chùa Hương là quy trình đầu tiên phải từ bến Đục, đến suối Yến, đò dọc… Nếu Doanh nghiệp Xuân Trường đục thông rồi rẽ nhánh ra một hướng khác dẫn đến cạn nước đi thì sẽ tác động đến nét văn hóa.
“Quan trọng nhất là bảo tồn, giữ gìn không được phá, không được vác máy lên đào tan ra như vậy là không được. Doanh nghiệp Xuân Trường đầu tư một dự án 15.000 tỷ, lợi nhuận thu về không nhỏ, xây dựng rồi thu phí… thì người dân phản ứng là điều đương nhiên. Tràng An là một điển hình mà Xuân Trường đã đầu tư du lịch tâm linh rồi thu phí người dân tham quan” – chuyên gia Nguyễn Trọng Tuệ nhận xét .
Theo Báo Môi Trường Và Xã Hội.
Pingback: VOV.VN Bày bàn thờ gia tiên ngày tết, chắc chắn phải ưu ý những điều sau - Phong Thủy Vượng Tài